Rượu sake là loại rượu truyền thống của Nhật Bản, đã có lịch sử hình thành hơn 2000 năm. Quy trình sản xuất rượu sake được đánh giá là vô cùng nghiêm ngặt và tuân thủ chặt chẽ theo các nguyên tắc khoa học. Chính điều này, đã tạo ra một thức uống tuyệt hảo, xứng đáng với danh xưng “Quốc tửu” của đất nước mặt trời mọc.
Quá trình hình thành nên rượu sake
Rượu sake chính thức được sử dụng vào những năm 710 – 794 tại những nghi lễ tôn giáo, lễ hội cung đình quan trọng và trò chơi uống rượu của Nhật Bản. Loại rượu này được xem như là thức uống độc quyền của chính phủ. Mãi đến thế kỷ thứ 10 mới được chuyển sang nấu tại các đền thờ.
Vào thế kỷ thứ 16, rượu sake mới được bán rộng rãi tại các chợ của Nhật để uống rộng rãi trong quần chúng. Tuy nhiên, quá trình thanh trùng và công thức thêm nguyên liệu vào khi lên men rượu vẫn được giữ nguyên từ thời xa xưa. Đến thế kỷ thứ 18-19 thì loại rượu này đã có mặt rộng rãi ở châu Âu.

Sau này rượu sake đã được sản xuất theo quy mô lớn tại những nhà máy rượu. Công nghệ nấu rượu bằng thùng gỗ cũng dần được loại bỏ. Rượu sake cũng ngày càng được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ hơn, trở thành thức uống đặc trưng của văn hóa Nhật. Kèm theo đó, các cuộc thi nếm rượu được tổ chức thường xuyên, nhằm quảng bá nét đẹp văn hóa này.
Quy trình sản xuất nghiêm ngặt để tạo ra rượu sake Nhật Bản
Cũng tương tự như nhiều loại rượu khác, thành phần chính tạo nên rượu sake là gạo và nước. Trong đó, nước chiếm tỷ trọng lớn nhất. Ngoài ra, quyết định đến hương vị của rượu còn phụ thuộc vào chất lượng men ủ, điều kiện thời tiết khi ủ rượu, nhiệt độ và kỹ thuật của người làm rượu.

Khác với gạo ăn, gạo để nấu rượu sake là gạo sakamai, có hạt lớn và mềm. Gạo trước khi ủ thì được xay nhỏ và kỹ, dưới sự tác động của vi khuẩn koji và men rượu đặc trưng. Nước được dùng lại là nước ngầm, gạo phải được thu hoạch vào mùa thu, để bước vào mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp nhất, chính là thời điểm bắt tay vào ủ rượu.
Quy trình lên men rượu như sau:
- Bước 1t: gạo, nước, vi khuẩn koji và men trộn lại thành hỗn hợp. Để yên trong 1 ngày để nấm men sinh sôi (Cả quá trình mất 2 ngày).
- Bước 2: thêm tiếp 1 mẻ gạo hấp, nước và vi khuẩn koji.
- Bước 3: Tiếp tục thêm 1 mẻ gạo hấp, nước và vi khuẩn koji lần cuối vào hỗn hợp.
Do vậy, quá trình tạo thành rượu sake gọi là lên men song song nhiều lần. Tất cả đều diễn ra trong cùng một thùng gỗ. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất quyết định kết quả ủ rượu có thành công không là kinh nghiệm và sự cảm nhận tinh tế của người nấu. Theo thời gian, họ mới biết đâu là thời điểm thích hợp nhất và thêm nguyên liệu ra sao mới chính xác.
Các loại rượu sake truyền thống và hiện đại
Rượu sake có rất nhiều loại, với nồng độ cồn trung bình là khoảng 15%. Nếu nói về các loại truyền thống lâu đời nhất thì có 4 loại:
- Junmai: rượu này khá mạnh, thích hợp dùng trong bữa ăn.
- Honjozo: hương vị thanh nhẹ hơn, ngon hơn khi uống ấm.
- Ginjo: hương vị thơm và nhẹ.
- Daiginjo: loại ngon nhất có thêm hương vị trái cây. Loại rượu này ngon hơn khi uống lạnh.
Để phân theo thành phần, công dụng người ta lại chia rượu sake thành:
- Rượu sake trắng: loại rượu nguyên chất, không thêm mùi vị gì.
- Rượu sake vẩy vàng: có chứa một ít vàng 18K, 24K dát mỏng bên trong nước rượu tạo thành loại rượu cao cấp, được sử dụng nhiều làm quà biếu tặng các dịp quan trọng.
- Rượu sake nấu ăn: có độ chua và nhiều hương vị hơn loại thông thường.
Ngoài ra, ở Nhật Bản người ta còn chia ra 2 loại khác nhau dành cho nam và nữ uống. Còn ở Việt Nam, loại rượu này chủ yếu được nhập khẩu và cũng bán rộng rãi nhiều loại cơ bản. Bạn phải tìm được địa chỉ uy tín chuyên phân phối rượu sake chính hãng để được thưởng thức hương vị chính xác cũng như mua được với mức giá tốt nhất.