Việc tăng mức xử phạt nhiều hành vi vi phạm giao thông đường bộ được chính thức áp dụng từ ngày 1 tháng 8. Thế nhưng, đến thời điểm này, tranh cãi về lỗi vượt đèn vàng vẫn đang tiếp tục diễn ra.
Theo quy định “tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp”. Như vậy, về mặt ngữ nghĩa có thể diễn giải rằng: thấy đèn vàng thì phải dừng, chỉ khi đã đi vượt qua vạch dừng lúc vẫn còn đèn xanh thì mới được lưu thông tiếp. Cũng đồng nghĩa với việc, hiệu lực của đèn vàng được coi tương đương như đèn đỏ và mức phạt mới về lỗi vượt đèn vàng bằng với đèn đỏ là hiển nhiên.
Tranh cãi vẫn chưa dứt. Thế nhưng Việt Nam đã tham gia công ước Vienna, từ năm 2015 Việt Nam được cấp bằng lái xe quốc tế có hiệu lực tương đương với bằng lái của 70 nước đã tham gia công ước. Như vậy, chuyện tuân thủ luật giao thông đường bộ ở những điều cơ bản sẽ phải có điểm chung để công dân 70 quốc gia cùng hiểu dù khác ngôn ngữ.
Chúng tôi đã tìm hiểu về cách ứng xử với đèn vàng trong các giáo trình dạy lấy bằng lái xe của các nước trên thế giới.
Thế nhưng, điểm chung của các giáo trình ghi rõ: “Đèn vàng là báo hiệu chuẩn bị sang đèn đỏ. Bạn sẽ không được đi vào nơi giao cắt trừ trường hợp đã vượt qua hoặc đang ở rất gần mà việc dừng xe sẽ gây nguy hiểm”. Thậm chí, ở nhiều quốc gia, việc dừng ở mức nào hoặc được quy định bằng bộ đếm thời gian, hoặc được quy định bằng vạch kẻ đường.
Rõ ràng, có những điều dị biệt và điều này dẫn đến việc, công dân Việt Nam khi có bằng lái xe sẽ không hành xử đúng luật khi ở nước ngoài và ngược lại.
Ở tốc độ 50km/h, tốc độ trong nội đô cho phép ô tô di chuyển với xe đời mới có thắng ABS đã cho thấy, xe vẫn trượt qua vạch. Và ở tốc độ 35km/h, xe vẫn không thể dừng lại đúng vạch. Với loại xe không có thắng ABS, chúng tôi thực nghiệm ở tốc độ 25km/h sau đó là 40km/h. Xe thậm chí còn trượt xa hơn.
Như vậy rõ ràng, trên thực tế việc dừng xe khi có tín hiệu đèn vàng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tốc độ xe, mặt đường, các phương tiện đang cùng lưu thông. Nhất là trong khu vực nội đô, các phần đường hỗn hợp cho phép xe máy chạy chung phần đường với tô tô.
Thêm vào đó công ước Vienna 1968 cũng ghi rõ, “… không được vượt qua vạch dừng xe hoặc vượt qua vị trí đèn tín hiệu trừ khi đang ở quá gần vạch đừng xe hoặc tín hiệu khi đèn này bật sáng khiến không thể dừng xe an toàn nếu không vượt qua vạch dừng hoặc vượt qua đèn tín hiệu”…
Có lẽ, Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia cần nghiên cứu thêm việc hướng dẫn bằng đèn, vạch kẻ đường để nâng cao ý thức người dân khi tham gia giao thông. Bởi tin rằng, phạt tiền không thể đem lại an toàn nếu việc hiểu đúng luật, làm đúng luật không trở nên phổ dụng.
===========================
Xung quanh quy định gây tranh cãi này vẫn còn rất nhiều câu hỏi cần lời giải đáp, như: Quy định này xử phạt lỗi vượt đèn vàng có hợp lý hay không? Vượt đèn vàng là như thế nào? Xử phạt lỗi này như thế nào?
===========================
Tranh cãi về qui định lỗi vượt đèn vàng bị phạt như vượt đèn đỏ
===========================
Nguồn:https://ictjcolombia.org/
Rất đúng rồi đó